Lựa chọn theo nghề "trồng người", cô giáo ở bình định đã không ít lần chùn bước, từng có ý định bỏ nghề vì nỗi lo gánh nặng kinh tế.

Thứ năm - 23/11/2023 08:53
Gắn bó với nghề giáo viên đến nay đã 32 năm, cô Võ Thị Kim Xuyến (SN 1968, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn), giáo viên Trường Tiểu học số 1 Bình Định vẫn nhớ như in những ngày đầu mà cô theo đuổi nghiệp “trồng người”.

nghề trồng người
Nhắc về năm tháng đầu bén duyên với nghề giáo, cô Xuyến không khỏi xúc động vì đôi lần bản thân đã cảm thấy chán nản, từng có ý định bỏ nghề vì nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Để theo nghề, vợ chồng cô Xuyến phải làm thêm nhiều công việc khác để có thêm tiền trang trải cuộc sống trong gia đình.
“Tôi còn nhớ rất rõ, năm 1991, tháng lương đầu tiên tôi nhận được chỉ vỏn vẹn 272.000 đồng, so với các nghề khác thì đây là nghề có mức lương rất thấp, không đủ để chi tiêu trong gia đình. Bạn bè, người thân cũng nhiều lần khuyên tôi bỏ nghề, kiếm một công việc khác có thu nhập ổn hơn để làm”, cô Xuyến ngấn lệ kể.

nghề trồng người

Cũng theo cô Xuyến, những năm đầu đi dạy, điều kiện vật chất như một sợi dây vô hình luôn là vật cản, trói buộc ý chí bám trường, bám lớp của cô. Bởi cách hàng chục năm về trước, khi kinh tế xã hội chưa được phát triển, để được tiếp tục đứng trên bục giảng, cô xuyến phải đánh đổi rất nhiều thứ, từ thời gian, công sức, kể cả vật chất.
Và cứ thế, ngày qua ngày, tình yêu với nghề trong cô cũng khỏa lấp được những khó khăn, bộn bề của cuộc sống khi chứng kiến từng lứa học sinh của mình dần dần được nên người.
"Kết quả học tập của các em chính là niềm tin, động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Niềm vui của giáo viên như tôi là dù 5 năm hay 10 năm sau, những cô cậu học trò cũ đã lớn vẫn luôn nhớ đến mình. Đứa gần thì đến thăm, đứa ở xa thì gọi điện kể cho tôi nghe những thành công mà các em đã đạt được, nhiều lúc chúng xem tôi không khác gì một người mẹ, nên tôi vui lắm", cô Xuyến hạnh phúc nói.

nghề trồng người

Sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo viên, từ thuở bé, cô Xuyến đã in sâu hình ảnh người cha và cũng là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mình. Với cô Xuyến, người cha như một hình mẫu lý tưởng thôi thúc cô theo đuổi nghề giáo.


nghề trồng người

“Đến thời điểm bây giờ, tôi thấy bản thân may mắn vì được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của nghề giáo. Chồng tôi cũng là giáo viên, mỗi khi mệt mỏi, áp lực, tôi đều được chồng động viên, đây cũng là chỗ dựa duy nhất giúp tôi vượt qua những khó khăn để sống trọn với nghề”, cô Xuyến trải lòng.
Lật xem từng trang cuốn giáo án soạn bằng tay cách nay đã hơn 20 năm của vợ, thầy Ngụy Đình Mỹ tâm sự, vì cùng là giáo viên nên thầy hiểu hết được những khó khăn, vất vả trong nghề mà cô Xuyến phải trải qua.

nghề trồng người

"Thời điểm mà 2 vợ chồng tôi mới có con nhỏ cũng là lúc gia đình khó khăn nhất. Những lần đi dạy về nghe vợ muốn bỏ nghề vì áp lực công việc tôi thấy xót lắm, nên hầu như việc nhà tôi đều gánh vác. Ngoài ra, tôi cũng làm thêm một số công việc khác để có thêm tiền trang trải trong gia đình, để vợ có thời gian chuyên tâm trong công việc", thầy Mỹ kể lại.
Trong hơn 30 năm theo đuổi sự nghiệp giáo dục, năm 2015, cô Xuyến được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công tác từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Năm 2017, cô cũng được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì đã có công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc.

nghề trồng người

Công tác tại Trường THPT số 2 Tuy Phước đến nay đã 22 năm, cô Võ Lê Hải Phương (SN 1979, trú xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) vẫn chưa thể quên được lần chìm đò trên đường đến lớp giữa mùa mưa lũ của 18 năm trước. Lần "tai nạn" đó khiến cô bàng hoàng trong một thời gian dài. Cũng vì thế, ngôi trường ở vùng “rốn lũ” đã trở nên đặc biệt trong sự nghiệp dạy học của cô.
“Ngôi trường mà tôi công tác nằm ở vùng thấp trũng, hễ đến mùa mưa lũ là xung quanh khuôn viên trường, đường sá đều bị ngập trong nước. Cứ đến mùa này là lòng tôi lại thấp thỏm, vì những tháng mưa, nước ở đây lớn lắm, đi dạy thì phải đi bằng đò, nhiều khi đi đến dòng nước xoáy làm đò bị chao đảo, rất nguy hiểm. Vào năm 2005, có một lần đến lớp thì đò bị chìm, quần áo, cặp sách ướt hết, giờ nhắc đến tôi vẫn còn sợ”, cô Phương kể.

nghề trồng người

Theo cô Phương, bản thân cô với nghề giáo như là một mối duyên nợ, nên dù khó khăn, trắc trở đến mấy cô cũng dốc hết tâm sức để theo đuổi nghề. Và đặc biệt nhất, tình yêu đối với học trò cũng là động lực để xua tan những mệt nhọc, áp lực công việc trên con đường dạy học.
“Mẹ tôi cũng là giáo viên, và từ những ngày bé, hình ảnh về người cô giáo tôi khắc sâu vào trong ký ức của tôi, cũng từ đó, nghề giáo trong tôi nó trở nên đặc biệt. Chọn nghề giáo như mang lấy nghiệp vào thân, vì tôi biết rõ nghề này lương khá thấp, và đã chọn theo nghề thì phải chấp nhận.
Với tôi, hạnh phúc nhất của một giáo viên là được các cô cậu học trò cũ nhớ đến. Đôi khi, một vài dòng tin nhắn, hay những cuộc gọi ngắn ngủi hỏi thăm của các em cũng giúp tôi xua tan mệt mỏi, áp lực trong mấy chục năm giảng dạy”, cô Phương chia sẻ.

nghề trồng người

Hơn 20 năm dạy học, cô Phương cũng không ít lần rơi nước mắt vì học sinh, phần vì giận các em không ngoan, nghịch ngợm, phần buồn bản thân dạy dỗ các em không nghe lời. Ấy mà, sau những giọt nước mắt khóc vì bất lực ấy, nhiều em học sinh cá biệt của lớp cô Phương cũng đã dần dần nhận thức mà tốt lên.
“Có lần, một học sinh cá biệt trong lớp mà tôi chủ nhiệm đã có những lời lẽ không hay, xúc phạm với các giáo viên bộ môn khiến tôi rất tức giận. Vì điều này đồng nghĩa với việc em ấy đã tự tay khép cánh cửa tốt nghiệp của mình lại nếu như sự việc đi xa hơn. Bởi những năm cuối cấp, hạnh kiểm là yếu tố rất quan trọng để được đánh giá hoàn thành tốt nghiệp cấp THPT.
Lúc đó nói em ấy không nghe, tôi bất lực và khóc trước mặt em ấy, vì không hiểu sao học sinh của tôi lại có những hành vi ngỗ nghịch đến thế. Thấy vậy, nam sinh này cũng đã xin lỗi tôi, và chủ động đến gặp thầy cô bộ môn để nhận lỗi. Từ lần đó trở đi, nhận thức của em ấy cũng đã thay đổi, tốt lên”, cô Phương kể.


nghề trồng người

Cô Phương tiếp lời, suốt ngần ấy thời gian dạy học, cô không thể nào tránh khỏi những lúc chán nản vì áp lực công việc, và học sinh chính là chỗ dựa để cô vượt qua mọi khó khăn.
"Cứ mỗi năm qua đi, thứ tôi nhận lại từ nghề này là được nhìn thấy học sinh của mình thành công, trưởng thành, đấy chính là điều hạnh phúc nhất đối với một người giáo viên như tôi", cô Phương nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2311/SGDĐT-QLCLGD-GTDX

Sử dựng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT.

Thời gian đăng: 12/09/2023

lượt xem: 858 | lượt tải:2593

41/2021/TT-BGDĐT

Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 2740 | lượt tải:563

40/2021/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 5041 | lượt tải:1486

46 /2021 /TT-BGDĐT

Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thời gian đăng: 13/01/2022

lượt xem: 2150 | lượt tải:300

84/2021/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 29/12/2021

lượt xem: 2178 | lượt tải:289
hoi thi thanh thieu nien
Xem nội dung: Tại đây!
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay20,518
  • Tháng hiện tại276,389
  • Tổng lượt truy cập25,484,228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây