Cần “trẻ hóa” hình thức tuyên truyền cho học sinh

Thứ tư - 21/09/2011 01:47
Trước thực trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong học sinh và sinh viên ngày thêm phức tạp, lực lượng công an, các cơ quan chức năng và trường học đã tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần tác động đến nhận thức và hành động của các em.
Cần “trẻ hóa” hình thức tuyên truyền cho học sinh

Hình thức này đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc hướng các em đến lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, ngoài những hội thi tìm hiểu với các tiết mục biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm, dường như, những buổi tuyên truyền “chay” vẫn chưa có sức hấp dẫn lớn với các em.

Vừa qua, tôi có tham gia cùng đoàn tuyên truyền pháp luật tại một trường THPT trên địa bàn TP Quy Nhơn và nhận thấy rõ hơn điều này. Dù nhà trường đã chuẩn bị rất chu đáo; tuyên truyền viên sử dụng nhiều câu chuyện thực tế, gần gũi với lứa tuổi các em; nội dung tuyên truyền cũng khá cụ thể, đúng định hướng… nhưng xem ra các em tiếp thu, ghi nhận chưa được nhiều. Bằng chứng là khi tuyên truyền viên hỏi lại một số nội dung cơ bản, các em trả lời khá mơ hồ hoặc theo kiểu “ăn may”, có thể đúng hoặc không.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do thời tiết khá nóng; hơn nữa, đây chỉ là buổi sinh hoạt ngoại khóa, không đặt ra yêu cầu kiểm tra, đánh giá chất lượng nên các em chưa thật sự tập trung. Và dù giáo viên đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng tình trạng học sinh làm việc riêng vẫn khá phổ biến…

Nhưng rồi những tiếng xì xầm nói chuyện riêng, những cái đầu chụm lại xem hình ảnh gì đó trên báo, trên điện thoại di động… lập tức dừng lại và trở nên tập trung khi nghe lời giới thiệu: “Và sau đây, xin giới thiệu một giọng ca đến từ bạn X lớp Y…”. Tiếp đó là một tiểu phẩm hài của một tuyên truyền viên. Không khí nhờ vậy mà trở nên sôi nổi, hào hứng hơn.

Tôi nhận thấy, điều các em cần là hình thức tuyên truyền cần trẻ trung, sôi nổi, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong khi đó, những bài tuyên truyền được chuẩn bị chu đáo, đúng định hướng, tuy nội dung rất bổ ích, nhưng lại quá “cứng” so với lứa tuổi của các em.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc đa dạng hóa, cụ thể hóa nội dung và hình thức tuyên truyền, những người làm công tác tuyên truyền cũng cần chú trọng nhiều hơn đến việc “trẻ hóa” hình thức tuyên truyền, sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Từ đó, mới phát huy được hiệu quả của công tác này trong thời gian đến.

Tác giả bài viết: Theo baobinhdinh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

2311/SGDĐT-QLCLGD-GTDX

Sử dựng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT.

Thời gian đăng: 12/09/2023

lượt xem: 1003 | lượt tải:2728

41/2021/TT-BGDĐT

Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 2925 | lượt tải:591

40/2021/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 5371 | lượt tải:1550

46 /2021 /TT-BGDĐT

Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thời gian đăng: 13/01/2022

lượt xem: 2335 | lượt tải:325

84/2021/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 29/12/2021

lượt xem: 2358 | lượt tải:302
hoi thi thanh thieu nien
Xem nội dung: Tại đây!
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay7,480
  • Tháng hiện tại260,668
  • Tổng lượt truy cập27,135,892
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây