Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thứ hai - 06/01/2025 07:54
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những Kỳ thi trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tích cực chuẩn bị từ sớm, từ xa và kỹ lưỡng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 để tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.

Bộ GDĐT đã chuẩn bị kỹ và công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay từ cuối năm 2023; đã ban hành định dạng cấu trúc đề thi, đề thi tham khảo tất cả các môn thi tốt nghiệp theo hướng phù hợp với đánh giá năng lực học sinh; tập huấn đội ngũ cán bộ giáo viên trong toàn quốc về ra câu hỏi thi, tổ chức thi, tập huấn kỹ thuật cho các địa phương; tăng cường thử nghiệm trên phạm vị rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của Kỳ thi,…

Để có hành lang pháp lý cho tổ chức Kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GDĐT đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Quy chế vừa ban hành, bên cạnh việc kế thừa nội dung của các Quy chế đã được triển khai thực hiện thuận lợi, ổn định các năm qua nhất là năm 2023 và 2024, có những điểm mới đáng chú ý như sau:

1. Tổ chức Kỳ thi thành 03 buổi thi, gồm: 01 buổi thi môn Ngữ Văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi tổ chức bài thi tự chọn. Các thí sinh dự thi sẽ được sắp xếp theo tổ hợp bài thi tự chọn để tối ưu phòng thi, điểm thi.

So với những năm trước, giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng Kỳ thi.

2. Sử dụng kết hợp điểm đánh giá quá trình (học bạ) và kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp theo tỷ lệ 50-50. Điểm trung bình học bạ các năm được tính theo trọng số.

Việc tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% để đánh giá sát hơn về năng lực người học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gồm nhiều năng lực khác mà bài thi tốt nghiệp không đánh giá hết). Bên cạnh đó, điểm học bạ các năm lớp 10, lớp 11 cũng được sử dụng (với trọng số nhỏ hơn của lớp 12) thay vì chỉ của lớp 12 như trước đây, thay đổi này có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học ngay từ khi học sinh bước vào bậc học trung học phổ thông.

3. Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được tiếp tục sử dụng để miễn thi trong xét công nhận tốt nghiệp nhưng không được quy đổi thành điểm 10 trong xét công nhận tốt nghiệp như trước đây; công thức tính điểm xét tốt nghiệp không có điểm ngoại ngữ trong trường hợp này.

Cách thức này tiếp tục khuyến khích việc học ngoại ngữ nhưng hướng tới công bằng hơn trong xét đỗ tốt nghiệp. Ví dụ, trước đây, học sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 cũng quy đổi thành điểm 10 như học sinh đạt điểm IETLS 8.5.

4. Về điểm khuyến khích: Bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề đối với tất cả các thí sinh; bỏ cộng điểm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, bằng trung cấp nghề đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên.

Nội dung này nhằm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời tạo sự bình đẳng bởi học sinh tốt nghiệp hệ giáo dục chính quy và thường xuyên đều được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp.

5. Cho phép thí sinh là người nước ngoài được sử dụng chứng chỉ tiếng Việt để miễn thi môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Nội dung này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét công nhận tốt nghiệp cho người nước ngoài học chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam nhưng vẫn bảo đảm được học vấn cơ bản của môn Ngữ văn thông qua việc học môn Ngữ văn trên lớp và việc thi để lấy chứng chỉ tiếng Việt.

6. Lần đầu tiên trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm phương thức vận chuyển đề thi từ địa điểm Hội đồng ra đề thi tới điểm in sao đề thi của 63 tỉnh thành qua hệ thống đường truyền mã hoá và bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu trọng yếu của quy trình tổ chức Kỳ thi. Phương thức vận chuyển đề thi mới này giúp chuyển đề thi gốc nhanh, kịp thời, giảm bớt được thời gian và nhân sự vận chuyển đề thi như phương pháp truyền thống đang áp dụng; đồng thời, đây cũng là bước chuẩn bị từ sớm, từ xa và quan trọng trong việc thực hiện phương án thi theo lộ trình chuyển đổi hình thức từ thi trên giấy sang thi trên máy tính đã công bố.

Nguồn: Bộ GDĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

2311/SGDĐT-QLCLGD-GTDX

Sử dựng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT.

Thời gian đăng: 12/09/2023

lượt xem: 1513 | lượt tải:3640

41/2021/TT-BGDĐT

Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 3274 | lượt tải:752

40/2021/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông

Thời gian đăng: 14/01/2022

lượt xem: 6742 | lượt tải:1971

46 /2021 /TT-BGDĐT

Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thời gian đăng: 13/01/2022

lượt xem: 2697 | lượt tải:455

84/2021/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 29/12/2021

lượt xem: 2660 | lượt tải:408
hoi thi thanh thieu nien
Xem nội dung: Tại đây!
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay5,718
  • Tháng hiện tại278,694
  • Tổng lượt truy cập29,450,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây