Tham dự lớp tập huấn có hơn 300 đại biểu đến từ Cục Công nghệ thông tin, đại diện các cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các Sở GDĐT trên cả nước, cùng đông đảo đại diện các Phòng GDĐT, các trường học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Toàn cảnh lớp tập huấn |
Theo Cục Công nghệ Thông tin - Bộ GDĐT, để nâng cao năng lực chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, ngày 25/01/2022, Bộ GDĐT tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”: nhằm tạo hành lang chính sách, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, Bộ GDĐT đã Ban hành bộ tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, bộ tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho các cơ sở giáo dục đại học. Qua đó, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục, giúp cơ quan quản lý đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; đồng thời, có các biện pháp quản lý, đầu tư cho ứng dụng CNTT và chuyển đổi số có hiệu quả. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ GDĐT đều có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục.
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GDĐT trình bày báo cáo tổng quan công tác chuyển đổi số trong ngành Giáo dục |
Tham dự lớp tập huấn, các đại biểu được các chuyên gia trình bày, hướng dẫn các kỹ năng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động GDĐT và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được. Yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số giáo dục năm học 2023-2024; duy trì và sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập trong kết nối giữa nhà trường, giáo viên với học sinh (và phụ huynh) trong tổ chức các hoạt động giáo dục; đảm bảo tích hợp, kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm dạy học trực tuyến với phần mềm quản trị ở cơ sở giáo dục
Để nâng cao năng lực chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; thực hiện thi trên máy tính đối với các bài thi định kỳ ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo tổ chức thực hiện (cần có kế hoạch và xác định các bước thực hiện từ triển khai thí điểm đến triển khai nhân rộng một cách phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả). Tiếp tục triển khai nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tới 100% các trường học, phần mềm tối thiểu triển khai các phân hệ quản lý học sinh (quản lý hồ sơ, kết quả học tập), quản lý đội ngũ cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh, quản lý kế toán. Phần mềm phải kết nối thông suốt với CSDL giáo dục địa phương và CSDL ngành Giáo dục.
Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, đặc biệt ưu tiên triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử (áp dụng chứng thư số); triển khai ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với cơ sở giáo dục trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và website giáo dục.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục. Trong đó, ưu tiên một số dịch vụ như đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Dịch vụ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học trên Cổng dịch vụ công Quốc gia mức độ toàn trình; dịch vụ trực tuyến về xét tuyển học sinh đầu cấp và Dịch vụ công nhận văn bằng, chứng chỉ trực tuyến mức độ một phần, hướng tới mức độ toàn trình…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn